Rạn da khi mang thai: 10 cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả, đơn giản
10-09-2020 10:23 Bởi: Ds Dũng
Rạn da khi mang thai không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu. Mà còn khiến mẹ bầu tự ti. Nếu không khắc phục sớm, rạn da về sau khó trở về trạng thái ban đầu. Cùng xem 10 cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhanh nhất dưới đây!
Mục lục
- 1 Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?
- 2 Bà bầu bị rạn da từ tháng thứ mấy?
- 3 Rạn da khi mang thai có chữa hết không?
- 4 10 cách trị rạn ra khi mang thai
- 4.1 Chống rạn da khi mang thai bằng dầu dừa
- 4.2 Kem chống rạn da khi mang thai
- 4.3 Mẹo trị rạn da khi mang bầu bằng vitamin E
- 4.4 Rạn da khi mang thai trị bằng khoai tây
- 4.5 Trị rạn da bằng lòng trắng trứng
- 4.6 Mang thai bị rạn da trị bằng nha đam
- 4.7 Cách trị rạn da bằng dầu oliu cho bà bầu
- 4.8 Cách trị rạn da cho bà bầu bằng đường chanh
- 4.9 Duy trì độ ẩm cho làn da để tránh bị rạn
- 4.10 Kiểm soát cân nặng khi mang thai
- 5 Mẹ bầu bị rạn da nên làm gì?
Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?
Rạn da khi mang bầu xuất hiện khi một số hormone trong cơ thể bị thay đổi. Sự rối loạn hormone trong thai kỳ sẽ làm kết cấu da bị yếu. Da sẽ tích trữ nhiều nước hơn và dễ bị rạn khi bị căng.
Rạn da xuất hiện khi bà bầu bị tăng cân quá nhanh. Trong quá trình mang thai do ăn uống nhiều. Không kiểm soát được cân nặng nên rạn da là điều đương nhiên.
Bà bầu bị rạn da từ tháng thứ mấy?
Hiểu rõ bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy để có cách trị rạn da cho kịp thời. Thông thường, rạn da thường có dấu hiệu rạn từ tuần thứ 13 đến 21. Tuy nhiên, các dấu hiệu trở nên rõ rệt vào tháng thứ sáu và tháng thứ bảy của thai kỳ.
Có đến 90% bà bầu cho rằng. Dấu hiệu của rạn da là xuất hiện những vệt màu hồng, đỏ, vàng nâu hoặc nâu tím. Rạn da xuất hiện ở ngực, bụng, mông, đùi.
Rạn da khi mang thai có chữa hết không?
Rạn da có hết không khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Rạn da cũng như những vết sẹo. Chúng sẽ tự mờ dần theo thời gian nhưng không thể trở về làn da mượt mà như ban đầu.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo. Hãy để ý và thực hiện sớm các cách trị rạn da cho bà bầu để giảm thiểu tối đa tình trạng rạn nhé.
10 cách trị rạn ra khi mang thai
Chống rạn da khi mang thai bằng dầu dừa
Để trị rạn da, mẹ bầu có thể sử dụng dầu dừa. Cách này phù hợp với mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian. Cách thực hiện:
– Lấy một ít dầu dừa nguyên chất, xoa vào lòng bàn tay
– Xoa tay lên vùng da bị rạn. Sau đó massage nhẹ nhàng cho tinh dầu thẩm thấu vào da.
– Mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần/ngày để đạt được kết quả như mong muốn mẹ nhé
– Ngoài dùng dầu dừa, mẹ bầu có thể kết hợp với muối và đường để trị rạn da khi mang bầu.
Kem chống rạn da khi mang thai
Ngoài các mẹo trị rạn da tự nhiên, mẹ có thể dùng các loại kem chống rạn da cho bà bầu. Tuy nhiên, cần chọn loại kem chất lượng, chính hãng và địa chỉ mua hàng uy tín.
Nếu mẹ sử dụng kem dưỡng ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ. Lưu ý, cần tham khảo bác sỹ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
Mẹo trị rạn da khi mang bầu bằng vitamin E
Vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm, chống oxy hóa mạnh. Hơn nữa, loại vitamin này giúp bảo vệ da trước tác hại của nắng mặt trời. Đặc biệt, khả năng kích thích sản sinh collagen để làm lành các liên kết mô sợi dưới da bị đứt gãy. Từ đó, giúp khôi phục tổn thương do vết rạn gây ra. Bà bầu nên sử dụng vitamin E như một loại kem dưỡng hàng ngày.
Rạn da khi mang thai trị bằng khoai tây
Khoai tây giàu vitamin A, C và các chất chống oxy hóa. Nhờ đó, khoai tây giúp cải thiện sắc tố da. Tăng cường sản xuất collagen và phục hồi tế bào hư tổn.
Cách thực hiện:
– Khoai tây gọt vỏ và ép lấy nước cốt
– Sau khi tắm xong, mẹ bầu dùng bông gòn thấm nước khoai tây thoa lên vết rạn.
– Chờ 10 phút cho các dưỡng chất khoai tây thấm vào da rồi tắm lại
Trị rạn da bằng lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng được đánh giá là khắc tinh của các vết rạn da. Lòng trắng chứa nhiều protein và collagen. Có tác dụng tăng sức dẻo dai của da. Giúp các tế bào da bị dần được tái tạo.
Các bước thực hiện:
– Tách khoảng 2 lòng trắng trứng gà
– Khuấy đều và thoa một lớp mỏng lên chỗ da bị rạn
– Để da khô tự nhiên trong 10 phút rồi rửa sạch. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
Mang thai bị rạn da trị bằng nha đam
Nha đam không chỉ giúp ngăn ngừa & chữa lành các vết rạn da. Mà còn có kháng khuẩn, giảm ngứa và viêm ở các vết rạn da.
Cách 1: Dùng gel nha đam nguyên chất xoa trực tiếp lên chỗ da bị rạn. Mỗi lần xoa 2 ngày.
Cách 2: Trộn gel nha đam với bã cà phê theo tỷ lệ 1:1. Xoa lên vùng da và massage 10 phút. Đến khi thấy da khô thì rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện 3 – 4 lần/tuần.
Cách 3: Dùng nha đam trộn với dầu ô liu để trị rạn da. Thực hiện massage như các bước trên.
Cách trị rạn da bằng dầu oliu cho bà bầu
Dầu ô liu chứa nhiều vitamin E và các axit béo. Có tác dụng làm mềm cũng như tăng cường độ đàn hồi cho da. Sử dụng dầu ô liu có thể khắc phục các vết rạn da rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
Dùng dầu ô liu xoa và massage lên vùng da bị rạn. Nên xoa vào lúc sau khi tắm, trước khi đi ngủ vào các buổi tối. Hoặc mẹ cũng có thể uống 1 muỗng dầu ô liu vào buổi sáng. Đây cũng là cách trị rạn da hiệu quả được nhiều mẹ bầu áp dụng.
Cách trị rạn da cho bà bầu bằng đường chanh
Đường không chỉ giúp tẩy sạch tế bào chết trên da mà còn giúp da tái tạo nhanh hơn. Hơn nữa, sử dụng đường trị rạn da còn giúp da sáng đều màu hơn so với vùng da khác.
Cách thực hiện:
– Lấy 1/4 chén đường trộn với 2 thìa dầu dừa. Thêm 1 thìa nước cốt chanh
– Trộn đều nguyên liệu rồi thoa lên các vùng da bị rạn
– Massage nhẹ nhàng từ 8 – 10 phút rồi rửa lại. Lặp lại cách này 2 – 3 lần trong tuần để trị rạn da khi mang bầu.
Duy trì độ ẩm cho làn da để tránh bị rạn
Mang bầu da bị rạn cùng có thể da bị khô. Mẹ nên duy trì độ ẩm cho làn da, sẽ tránh nguy cơ bị rạn ngay từ đầu.
Mẹ có thể dưỡng ẩm bằng bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày. Mỗi ngày 2 lần. Lưu ý, nên chọn các loại kem dưỡng có nguồn gốc tự nhiên.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tăng chất lỏng tiêu thụ. Uống 2.5 lít nước/ngày. Cung cấp nước cho da để da chịu áp lực căng dãn tốt hơn.
Kiểm soát cân nặng khi mang thai
Đây là cách trị rạn da cho mẹ bầu đơn giản. Khi mang thai, không để tăng cân quá mức để tránh tình trạng rạn không kiểm soát.
Trong thai kỳ, mẹ chỉ nên tăng từ 10 – 15kg. Nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, cũng nên vận động hợp lý để cải thiện cân nặng khi mang thai nhé.
Mẹ bầu bị rạn da nên làm gì?
Để hạn chế tối đa bị rạn da, mẹ cần làm các biện pháp đơn giản dưới đây.
– Thường xuyên uống nhiều nước. Khoảng 2.5 lít/ngày
– Tập thể dục hàng ngày để duy trì sức khỏe. Đồng thời, kích thích bơm máu đưa dưỡng chất đến chăm sóc vùng da bị rạn. Tập thể dục cũng giúp kiểm soát tốt cân nặng.
– Khi ra ngoài nắng nên thoa kem dưỡng da chống nắng. Tia UV có thể khiến da bị khô, dễ đứt gãy và rạn da hơn.
– Để da khỏe hơn, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, E, C, D và omega 3.
– Nên tẩy tế bào chết cho da 2 lần/tuần. Để cho các da mới phát triển. Từ đó, giúp trị rạn da được hiệu quả hơn.
Xem thêm: Mang thai da bị khô: 8 cách dưỡng da mịn màng
Rạn da khi mang thai không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu. Mà còn khiến mẹ bầu tự ti. Nếu không khắc phục sớm, rạn da về sau khó trở về trạng thái ban đầu. Vì thế, mẹ bầu hãy sớm thực hiện cách trị rạn da vừa được gợi ý ở trên nhé.