Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Cảnh báo: Mang thai đau bụng trên gần ức nguy hiểm cho mẹ và thai nhi

Cảnh báo: Mang thai đau bụng trên gần ức nguy hiểm cho mẹ và thai nhi

Mang thai đau bụng trên gần ức là như thế nào?

Đau bụng trên vị trí gần ức còn được gọi là đau thượng vị. Vị trí này được tính từ rốn trở lên đến phía dưới của xương ức. Nếu mẹ đau trong vị trí này còn được gọi là đau bụng trên gần ức, hoặc đạu thượng vị, đau trên rốn.

Hiện tượng bà bầu đau bụng trên gần ức khá phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, khi có các hiện tượng nghiêm trọng như sau thì mẹ cần phải để ý:

– Sốt cao

– Khó thở

– Ngất xỉu

– Đau ngực

– Nôn ra máu

– Phân có mau đen và máu xuất hiện trong phân

Nếu đau bụng trên gần ức có các triệu chứng trên. Mẹ cần đi khám để được kiểm tra xét nghiệm. Tránh những rủi ro với sức khỏe của mẹ và thai nhi.

mang thai dau bung tren ron

Tại sao bà bầu đau bụng trên gần ức thường xuyên?

Khi mang thai, cơ thể mẹ thay đổi. Các Hormone cũng thay đổi do thai ngày càng lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đau này, như:

Mẹ bị ợ nóng và đầy bụng: Do mẹ ăn các thực phẩm, đồ ăn không phù hợp với dạ dày. Khiến dạ dày gặp khó khăn khi tiêu hóa thức ăn

Do mẹ ăn quá no: Mẹ bầu thường có tâm lý ăn cho hai người. Nên việc thường xuyên ăn no và khó kiểm soát do thèm ăn là điều dễ hiểu. Ăn quá no và nhiều sẽ khiến mẹ bị đau bụng trên.

Cơ thể không dung nạp lactosa: Hiện tượng này có thể biểu hiện thành triệu chứng, như: tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng…

Do mẹ bị các vấn đề về tiêu hóa: Như thoát vị hoành, trào ngược dạ dày, viêm thực quản…

Cảnh báo nguyên nhân khi mang thai đau bụng trên

Khi mang thai đau bụng trên, ngoài các nguyên nhân vừa trình bày ở trên. Mẹ bầu cũng cần chú ý. Vì có những trường hợp đau bụng trên ức khi mang thai có thể là triệu chứng của các vấn đề nguy hiểm sau đây:

Bong nhau thai sớm

Bà bầu bị đau bụng trên từng cơn tấn công. Hãy thử nghĩ đến trường hợp bị bong nhau thai sớm. Trường hợp bong nhau thai mức độ nhẹ, âm đạo sẽ có một chút máu. Mẹ sẽ thấy hiện tượng đau nhẹ vùng bụng trên.

Trường hợp bong nhau thai ở mức độ trung bình. Máu âm đạo sẽ ra khoảng 400ml. Các cơn đau bụng trên mạnh hơn. Nếu đau từng cơn và quá nhiều. Thậm chí thấy ra máu nhiều, mẹ cần đến bệnh viện ngay. Vì hiện tượng ngày vô cùng nguy hiểm.

Tử cung đang phát triển

Khi thai nhi lớn dần lên, nghĩa là tử cung của mẹ cũng cần nở rộng ra để đủ vị trí cho thai nhi. Khi tử cung phát triển sẽ gây ra những áp lực và chèn ép lên đường ruột.

Hiện tượng này khiến các bà bầu bị đau bụng trên. Có thể kèm theo các hiện tượng như buồn nôn. Nếu vậy, mẹ không cần quá lo lắng. Vì đây là dấu hiệu bình thường khi mang thai.

Mang thai đau bụng trên gần ức do tiền sản giật

Mang thai đau bụng trên gần ức cũng có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Đây là vấn đề vô cùng nguy hiểm khi mang thai. Hiện tượng này xuất hiện từ tuần 20 của thai kỳ.

Những mẹ bầu thường có nguy cơ mắc tiền sản giật cao. Nếu có tiền sử bị huyết áp cao, có protein trong nước tiểu, chân tay bị phù nề… Vì thế, các bác sỹ thường khuyên mẹ nên uống nhiều nước và ăn nhạt khi mang thai để tránh hiện tượng này.

Tiền sản giật cũng có các triệu chứng như đau bụng trên ức từng cơn. Kèm theo các biểu hiện như đau đầu dữ dội, thị giác giảm, luôn cảm thấy buồn nôn và nôn. Vì thế, nếu gặp phải dấu hiệu này, mẹ nên đi khám ngay.

mang thai dau bung tren phai lam sao

Xem thêm: Mang thai đau bụng dưới bên phải nguy hiểm như thế nào?

Viêm đại tràng

Khi mang thai, mẹ cần phải chú ý nếu thấy phần thượng vị đầy hơi, đau tức. Trường hợp này nên đi kiểm tra xem mẹ có bị viêm đại tràng hay không nhé.

Táo bón và đầy hơi

Tình trạng mẹ bị táo bón khi mang thai khá phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng trên.

Vì thế, để tránh táo bón và đầy hơi. Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, nên uống nhiều nước để giảm nguy cơ khó tiêu, giúp lợi tiểu khi mang thai. Ngoài nước lọc, mẹ có thể uống nước dừa, nước mía… nhưng đừng uống quá nhiều nhé.

Mang thai đau bụng trên gần ức ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi?

Với những cơn đau nhẹ, tần suất ít. Mẹ chỉ cần cải thiện ăn uống và nghỉ ngơi sẽ không ảnh hưởng gì tới em bé.

Trường hợp đau bụng trên thượng vị kéo dài, sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi, như:

Hai mẹ con bị thiếu dinh dưỡng: Cơn đau khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn hoặc cảm thấy buồn nôn. Dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng ở mẹ và sự phát triển không đều ở thai nhi. Từ đó, tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.

Khiến mẹ bầu mệt mỏi triền miên: Thường xuyên đau bụng trên khiến mẹ không thoải mái. Dẫn tới mệt mỏi và hay tức giận. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ và em bé.

Ảnh hưởng tới cơ quan khác:  Đau bụng trên khi mang thai có thể gây tổn thương gan, túi mật, tuyến tụy và lá lách. Điều này khiến việc điều trị khi mang thai càng khó khăn. Khi triệu chứng nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ.

mang thai dau bung tren gan uc

Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 8

Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 8 khả năng là “báo động đỏ”. Thông báo các nguy cơ có thể xảy ra như: sảy thai, sinh non, mạch máu tiền đạo, nhau tiền đạo. Thậm chí là vỡ tử cung.

– Để nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm, mẹ lưu ý các biểu hiện sau:

– Đau bụng dự dội và không giảm

– Cơn gò tử cung xuất hiện hơn 10 lần/ngày

– Đau bụng dưới và buốt vùng lưng dưới

– Âm đạo bị xuất huyết

– Âm đạo bị rò rỉ nước ối và ẩm ướt

– Hoa mắt, đau đầu, chóng mặt kèm các cơn đau bụng

Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 8 cũng là vấn đề đáng lo ngại. Khi gặp hiện tượng này, mẹ bầu chớ coi thường. Mẹ cần phải theo dõi và để ý kỹ, nếu có các dấu hiệu bất thường, mẹ không cần chần chừ mà cần đi khám ngay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *