Thai 3 tuần tuổi phát triển như thế nào?
20-08-2020 09:25 Bởi: Ds Dũng
Thai 3 tuần tuổi phát triển thế nào? Kích thước của thai bao nhiêu? Mang thai 3 tuần mẹ bầu có bị ra máu không… cùng tháo gỡ thắc mắc trong bài viết này các mẹ nhé!
Sang tuần thai thứ 3, đây là thời điểm tinh binh mạnh mẽ nhất đã gặp được trứng. Lúc thai, quá trình thụ thai sẽ bắt đầu với một tế bào cực nhỏ, chính là túi phôi.
Mục lục
Thai 3 tuần phát triển như thế nào?
Thai 3 tuần là mốc khởi đầu thực thụ cho sự phát triển của thai nhi. Từ giai đoạn này cho đến 10 tuần tuổi. Tất cả các cơ quan trong cơ thể thai nhi bắt đầu phát triển. Một số bộ phận đã bắt đầu hoạt động.
Vì vậy, đây là giai đoạn thai nhi dễ bị tổn thương nhất. Nếu có bất cứ bất thường nào tác động vào thai nhi lúc này.
Tuần thai thứ 3, thai nhi chỉ là một phôi thai nhỏ bé. Gồm lớp nội bì và biểu bì. Từ đây, tất cả các cơ quan và bộ phận của thai nhi sẽ phát triển.
Phần thai thai sơ khai cũng có hai lớp. Các tế bào của nhau thai có nhiệm vụ nối vào niêm mạc tử cung. Nhằm tạo đường dẫn cho máu chảy. Khi nhau thai hoàn chỉnh, nó sẽ bắt đầu nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng, ô-xy cho bé.
Tuần thai này cũng sẽ xuất hiện túi ối. Túi ối sẽ là ngôi nhà bao bọc bé cho đến khi chào đời. Túi noãn hoàng cũng xuất hiện, có nhiệm vụ sản sinh các tế bào hồng cầu.
Kích thước thai 3 tuần tuổi
Nếu như 2 tuần đầu, dấu hiệu mang thai chỉ là những hình dung mơ hồ. Thì ở tuần thai thứ 3 đã có những cảm nhận rõ ràng. Thai nhi đã thực sự tôn tại, dù nó là sự tồn tại của một hợp tử rất nhỏ. Kích thước của hợp tử chỉ từ 0,35 -0,6mm.
Dấu hiệu có thai 3 tuần đầu
– Căng tức ngực
– Cơ thể mệt mỏi
– Đi tiểu thường xuyên
– Nhạy cảm với các loại mùi khác nhau
– Mất hứng với một số món ăn khoái khẩu trước đây
– Nhiệt độ cơ thể tăng
– Buồn nôn, hoặc nôn
– Xuất hiện máu báo thai
Với những dấu hiệu trên, mẹ sẽ có thể nhận biết mình đang mang thai hay chưa. Để có kết quả chính xác nhất, mẹ nên chờ đến cuối tuần rồi dùng que thử. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể thử ngay bây giờ nếu muốn. Nếu kết quả hai vạch, mẹ nên đến bác sỹ để được kiểm tra chính xác hơn.
Lưu ý: Thời gian đầu này mẹ cũng không cần phải đến gặp bác sĩ thường xuyên đến khi thai 8 tuần tuổi. Trừ trường hợp mẹ có vấn đề với lần mang thai trước hoặc có những dấu hiệu bất thường.
Lúc này, nếu mẹ đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ cần trao đổi lại ngay với bác sỹ để được tư vấn nhé!
Mang thai tuần thứ 3 bị ra máu có sao không?
Mang thai bị ra máu là dấu hiệu mang thai sớm ở hầu hết phụ nữ. Trong 3 tuần đầu, mẹ có thể thấy một vài giọt máu giống như máu kinh nguyệt.
Lý do bị ra máu là do quá trình thụ thai đã thành công, phôi thai đang bám vào tử cung. Hiện tượng này có thể từ vài giờ đến vài ngày.
Thai 3 tuần tuổi phát triển thế nào: Mang thai 3 tuần có quan hệ được không?
Nhiều mẹ bầu lo lắng, khi quan hệ sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy mang thai 3 tuần có quan hệ được không?
Theo khuyến cáo của bác sỹ là vẫn có thể quan hệ được, nhưng cần nhẹ nhàng và không dùng các biện pháp kích thích mẹ. Lưu ý: Cả chồng và vợ nên vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để tránh bị viêm, nhiễm, nấm.
Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tuần tuổi
Thai 3 tuần tuổi phát triển thế nào? Thai 3 tuần tuổi nên ăn gì?
Trong thời gian này, mẹ nên bổ sung nhiều các loại vitamin và dưỡng chất. Có thể bổ sung qua dạng viên theo chỉ dẫn của bác sỹ hoặc qua chế độ ăn uống.
Nên bổ sung Acid folic trong thời kỳ này. Acid folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, dị tật tim bẩm sinh hoặc sinh non. Theo khuyến cáo, trước khi mang thai, mẹ nên bổ sung khoảng 400 mcg/ngày. Đến tuần thứ 3 của thai kỳ, bổ sung 600 mcg/ ngày.
Ngoài Acid folic, mẹ nên bổ sung khoảng 0,4 mg vitamin B11 và khoảng 300 calo cho khẩu phần ăn mỗi ngày.
Sắt cũng là một yếu tố không thể thiếu khi mang bầu. Nếu mẹ không cung cấp đủ sắt từ đầu, sẽ dẫn tới thiếu máu. Lượng sắt được khuyến cáo là 30mg/ngày.
Thai 3 tuần tuổi phát triển thế nào? Thai 3 tuần tuổi nên kiêng gì?
Tránh tuyệt đốicác loại thức ăn sống, chưa được nấu chín. Trứng lòng đào hoặc hải sản hun khói.
Thận trọng với những thực phẩm, như: cá hồi, cá ngừ, cá nóc, cá thu, cá kiếm. Những loại cá này chứa hàm lượng thủy ngân cao. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.