Trẻ sơ sinh bị vàng da: Những biến chứng nguy hiểm và cách điều trị
19-08-2020 09:48 Bởi: Ds Dũng
Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, việc phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da sơ sinh bệnh lý là điều vô cùng quan trọng.
Mục lục
Vàng da là gì?
Vàng da là biểu hiện hồng cầu bị vỡ. Gan chưa hoàn thiện chức năng chuyển hóa bilirubin. Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể khiến vàng da nhân não. Thậm chí, khiến trẻ tử vong hoặc chậm phát triển.
Do vậy, phụ huynh nên nắm rõ một số dấu hiệu để phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý.
Trẻ sơ sinh bị vàng da: Phân biệt vàng sinh lý và vàng da bệnh lý
Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý
Với trẻ sinh đủ tháng, vàng da được coi là sinh lý khi xuất hiện sau 24h sau sinh. Hiện tượng này biến mất trong 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non.
Biểu hiện mức độ vàng da nhẹ: Vàng da vùng mặt, cổ, ngực và bụng phía trên rốn. Không kèm các triệu chứng bất thường như: Thiếu máu, bỏ bú, gan lách to…
Với trẻ đủ tháng, nồng độ Bilirubin/máu không quá 12mg%. Trẻ thiếu không quá 14mg%. Tốc độ tăng Bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có nước tiểu tối màu hoặc màu vàng, phân nhạt màu.
Nguyên nhân vàng da sinh lý
Do sự tích tụ của Bilirubin. Khi các tế bào hồng cầu bị phá, chất này được sinh ra. Trẻ sơ sinh thường có hiện tượng này, vì trẻ có lượng tế bào hồng cầu cao. Các tế bào lại thường xuyên bị phá vỡ & thay mới.
Hơn nữa, gan của trẻ chưa đủ tháng để lọc hết Bilirubin khỏi máu. Vì vậy gây nên hiện tượng vàng da. Khi trẻ được 2 tháng, gan phát triển và đủ khả năng xử lý Bilirubin. Vì thế, bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau 2 tuần mà không nguy hiểm.
Trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý
Vài trường hợp, vàng da là biểu hiện của bệnh tật. Khi đó, vàng da sớm xuất hiện trong vòng 24h sau sinh.
Biểu hiện vàng da sơ sinh bệnh lý:
– Vàng da đậm sớm xuất hiện
– Trẻ sinh đủ tháng sau 1 tuần sẽ hết. Trẻ thiếu tháng phải mất 2 tuần.
– Mức độ: Vàng da toàn thân, lòng bàn tay, chân, kết mạc mắt
– Triệu chứng: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật
– Lượng Bilirubin trong máu cao hơn bình thường.
Biến chứng vang da sơ sinh bệnh lý: Nhiễm độc thần kinh. Do Bilirubin gián tiếp thấp vào não. Trẻ có thể bị bại não hoặc tử vong.
Nguyên nhân: Bất đồng với nhóm máu mẹ, bệnh tan máu, xuất huyết dưới da. Trẻ chậm đi phân su, nhiễm virus bào thai, bệnh lý gan mật bẩm sinh.
Trẻ sơ sinh bị vàng da: Biến chứng
Bại não cấp tính: Khi trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ khóc nhiều, bỏ bú, sốt và ngủ li bì. Các bác sỹ cho biết, bilirubin rất hại đối với tế bào của bộ não. Nếu bilirubin đi vào não, nhiều biến chứng nghiêm trọng sẽ xảy ra.
Vàng da nhân: Khi bilirubin trong máu quá cao. Vượt quá ngưỡng cho phép. Khiến gan không kịp đào thải thì có nguy cơ cao sẽ đi vào vào não. Biến chứng này có thể khiến não tổn thương và không thể phục hồi.
Nói chung, vàng da ở trẻ sơ sinh bệnh lý có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Các mẹ không nên chủ quan khi có hiện tượng vàng da ở trẻ.
Xem thêm: Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Phương pháp điều trị trẻ sơ sinh bị vàng da
Có một số phương pháp đang được áp dụng để điều trị vàng da ở trẻ:
Chiếu đèn: Đây là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn và hiệu quả. Nguyên lý của chiếu đèn là sử dụng năng lượng ánh sáng xuyên qua da. Kích thích chuyển hóa Bilirubin tự do trong máu thành chất khác không độc. Sau đó được đào thải ra ngoài phân, nước tiểu.
Để cho da tiếp xúc với ánh sáng hoàn toàn. Khi chiếu đèn, trẻ sẽ cởi trần, che kín mắt và bộ phận sinh dục.
Thay máu: Phương pháp này dành cho trẻ bị vàng da ở mức độ nặng. Hoặc không có hiệu quả với phương pháp chiếu đèn. Thậm chí, trẻ có triệu chứng thần kinh đi kèm thì phải dùng cách thay máu.
Lưu ý: Nhiều mẹ mách tai nhau phơi nắng trẻ vào buổi sáng. Việc này không giúp điều trị vàng da bệnh lý. Vì cường độ của nắng sáng sớm quá yếu. Hơn nữa, trẻ cũng không thể tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài. Cho đến khi đạt được hiệu quả.