Chế độ ăn cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh từ 0 – 24 tháng tuổi
10-09-2020 10:39 Bởi: Ds Dũng
Chế độ ăn cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cần thực hiện như thế nào? Xem hướng dẫn chi tiết chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh từ 0 đến 24 tháng tuổi dưới đây!
Mục lục
Có phải trẻ bị tim bẩm sinh thường suy dinh dưỡng?
Đúng vậy! Trẻ bị tim bẩm sinh thường mắc tình trạng suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, những trẻ này có nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường. Nhưng do sự hấp thụ của cơ thể kém nên dẫn tới tình trạng bị bệnh tim.
Nguyên nhân là do trẻ thở nhanh. Dễ mệt mỏi và khiến trẻ không muốn ăn, bú kém. Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ yếu nên khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng kém đi.
Vì thế, bố mẹ có con bị tim bẩm sinh phải có kế hoạch chăm sóc con cẩn thận. Để đảm bảo con vẫn đủ dưỡng chất phát triển. Bố mẹ tham khảo chế độ ăn cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh dưới đây.
Chế độ ăn cho trẻ bị bệnh tim nên ăn gì?
Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh nên nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Hoặc mẹ không đủ sữa có thể cho bé ăn sữa bột. Tuy nhiên, mẹ cần linh hoạt thời điểm cho con ăn. Thông thường, một vài em bé bị tim bẩm sinh phải đặt sonde dạ dày từ mũi. Con sẽ ăn qua đường này.
Chế độ ăn cho trẻ bị bệnh tim cần tăng cường bữa ăn. Cho con ăn thành nhiều bữa nhỏ. Mỗi bữa cách nhau 2h, để tránh con bị mêt mỏi.
Trường hợp ngay sau khi sinh, con phải ở khu vực điều trị. Mẹ nên vắt sữa trong vòng 12 – 24 giờ đầu tiên để duy trì lượng sữa. Việc vắt sữa sau sinh sẽ giúp duy trì sự tiết sữa đều đặn.
Trong tuần đầu, cứ 2 – 3h mẹ vắt một lần. Khi lượng tiết sữa ổn, mẹ giảm xuống còn khoảng 5 lần/ngày.
Khi con lớn hơn, nhu cầu và thành phần dinh dưỡn cao hơn. Thường khoảng 120 -170 kcal/kg/ngày. Khi đó, mẹ nên sử dụng sữa thực phẩm giàu năng lượng. Chọn loại thực phẩm có đạm, đường, protein, sắt… để tránh tình trạng thiếu máu.
Chế độ ăn cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh từ 0 – 24 tháng
Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi
Chế độ ăn cho trẻ bị bệnh tim từ 0 đến 6 tháng tuổi. Mẹ nên cho con bú hoàn toàn. Hãy cho con bú bất cứ khi nào con có nhu cầu. Tần suất khoảng 8 lần/ngày.
Trường hợp trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi chậm tăng cân. Hoặc vẫn còn đói sau khi bú mẹ hoàn toàn có thể cho con ăn thêm. Mẹ có thể tập cho con ăn dặm bằng 1 – 2 thia bột loãng. Có thể sử dụng loại bột ăn dặm của trẻ 6 – 12 tháng.
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi vẫn cần được bú mẹ cả ngày lẫn đêm. Hoặc cho bú bất cứ khi nào con có nhu cầu ăn.
Đối với trẻ bị bệnh tim, nên chọn các thực phẩm ăn dặm giàu dinh dưỡng. Và phải đầy đủ các thành phần dưỡng chất.
Khi con còn bú mẹ, nên cho con ăn dặm 3 bữa/ngày. Nếu con đã ngừng bú thì tăng lên 5 bữa/ngày.
Ngoài ra, mẹ nên cho con ăn thêm các loại hoa quả, như: chuối, đu đủ, cam, xoài…
Chế độ ăn cho trẻ bị bệnh tim: Trẻ từ 12- 24 tháng tuổi
Trong độ tuổi này, mẹ vẫn cần cho bé bú bất cứ lúc nào bé muốn.
Cho con ăn dặm từ 3 – 5 bữa/ngày. Mỗi bữa khoảng 1 bát rưỡu thức ăn. Lưu ý là loại thức ăn có đủ thành phần dinh dưỡng.
Thời gian này không nên cho con bú bình nữa. Nên cho uống sữa bằng thìa hoặc cốc.
Ngoài ra, mẹ nên cho con ăn thêm các loại hoa quả
Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên
Cho trẻ ăn 3 bữa ăn cùng với gia đình. Chuẩn bị thức ăn đầy đủ thành phần và chất dinh dưỡng cho trẻ. Có thể cho con ăn bữa phụ bằng sữa, bánh, phở, mì, cháo,…
Mẹ nên thường xuyên bổ sung thêm trái cây, hoa quả vào bữa ăn của bé.
Lưu ý khi cho trẻ bị tim bẩm sinh bú
Trong chế độ ăn cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Với những bé đang giai đoạn đang bú mẹ. Mẹ không nên cho bé bú nằm. Cần bế con lên và để đầu cao khi bú để tránh bị sặc sữa.
Sau khi bú xong, bế con đứng lên, áp đầu vào vai nhẹ và bắt đầu vỗ ợ hơi. Sau đó mới cho con nằm xuống. Sau mỗi lần bú, mẹ nên cho con nằm nghiêng. Tránh tình trạng con bị trớ sẽ tràn vào mũi gây sặc.
Mẹ nên cho con bú nhiều lần trong ngày. Thời gian mỗi lần bú và số lượng sữa có thể giảm đi. Không nên cho con bú quá lâu, khiến con sẽ dễ bị mệt & sặc sữa.
Trường hợp con không thể bú. Do sinh non, mệt mỏi hay có vấn đề ở miệng. Mẹ nên vắt sữa cho con uống. Số lượng sữa trung bình nên bằng 15% cân nặng của con.
Lưu ý cho trẻ bị tim bẩm sinh ăn dặm
Đến khi con bắt đầu biết ăn dặm, mẹ cũng nên cho con ăn từng ít một. Tùy vào khả năng nhu cầu, mẹ có thể cho con ăn từ 3 – 5 bữa/ngày.
Với những bé có thể ăn cơm. Mẹ nên cho con ăn nhạt nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ thành phần, dinh dưỡng.
Nên cho con ăn nhiều rau, hoa quả. Và các loại thức ăn dễ tiêu hóa để tránh bị táo. Để lợi tiểu, mẹ cho con ăn nhiều thức ăn giàu kali, như cam, nho, đu đủ, chuối, nước dừa
Hoạt động thể lực cho trẻ bị tim bẩm sinh
Thực tế, trẻ bị tim bẩm sinh vẫn sinh hoạt và vui chơi như bình thường. Do vậy, gia đình có thể cho con tham gia vào các hoạt động như chạy, bơi lội, đi bộ, đạp xe…
Tuy nhiên, cần tránh cho con tham gia các hoạt động vận động nặng như: Chạy dài, bóng đá, đua xe đạp… và những trò chơi cảm giác mạnh.
Khi trẻ đi học, có thể trao đổi với giáo viên miễn cho con không tham gia những hoạt động mất nhiều sức.
Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp. Để giúp trái tim của con thích nghi tốt và tận hưởng cuộc sống vui vẻ.
Như vậy, với bài viết này hy vọng có thể giúp cha mẹ có thể kiến thức về chế độ ăn cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Đồng thời, lên kế hoạch chăm sóc con khỏe mạnh!