Bệnh vàng da trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Bệnh vàng da trẻ sơ sinh thường gặp khá nhiều khi bé mới chào đời. Vàng da nếu ở mức độ nhẹ được gọi là vàng da sinh lý. Tuy nhiên, nếu phát triển ở mức độ nặng thì gọi là vàng da bệnh lý.
Khi đó, nồng độ bilirubin ở mức cao có thể tăng nguy cơ khiến con bị điếc. Thậm chí, bilirubin tăng cao còn gây bại não sau này hoặc các dạng tổn thương não khác.
Bệnh vàng da trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Với trường hợp trẻ sơ sinh vàng da sinh lý, sau 24h sinh sẽ thấy hiện tượng vàng da. Theo đó, vàng da sinh lý sẽ tự khỏi từ 2 – 3 tuần tuổi với trẻ sinh thiếu tháng. Với trẻ sinh đủ tháng, vàng da sẽ biến mất từ 7 – 10 ngày tuổi. Nghĩa là lúc đó bé chỉ bị vàng da ở mức độ nhẹ.
Trẻ bị vàng da sinh lý không có các triệu chứng bất thường, như bỏ bú, mệt mỏi hay thiếu máu. Đối với trẻ đủ tháng, nồng độ bilirubin trong máu sẽ không vượt quá 12 mg%. Với trẻ sinh non sẽ không quá 14 mg%.
Đối với vàng da bệnh lý trẻ sơ sinh sẽ không hỏi sau 3 tuần. Mức độ vàng da nặng có thể khiến bé bị vàng da toàn thân và cả mắt. Bé có dấu hiệu co giật, bỏ bú và mệt mỏi. Lúc đó, mẹ cần cho bé đi khám bác sỹ ngay.
Chiếu đèn cho bé bị vàng da là như thế nào?
Tính đến thời điểm hiện tại, chiếu đèn cho trẻ sơ sinh bị vàng da là phương pháp phổ biến nhất để chữa vàng da ở trẻ sơ sinh.
Vậy, chiếu đèn vàng da là như thế nào? Phương pháp chiếu đèn vàng da dùng ánh sáng xanh hoặc ánh sáng trắng. Ánh sáng này có chức năng chuyển Bilirubin tự do thành Photobilirubin có khả năng tan trong nước. Từ đó đào thải qua nước tiểu, giảm hiện tượng vàng da ở trẻ.
Phương pháp này thường sử dụng ánh sáng với bước sóng trong khoảng 400-500nm. Khi đạt cực điểm là 450-460 nm – đây là mức tương xứng với đỉnh hấp thụ của Bilirubin.
Xem thêm: Những biến chứng nguy hiểm vàng da ở trẻ sơ sinh
Nguyên lý hoạt động của phương pháp chiếu đèn là gì? Năng lượng ánh sáng từ đèn sẽ xuyên qua lớp da của bé. Từ đó tác động trực tiếp lên những hân tử Bilirubin trong lớp mô mỡ dưới da. Biến những phân tử này thành những sản phẩm quang oxy có thể hòa tan trong nước. Những chất này không độc và sẽ được đảo thải qua gan, thận.
Chỉ số Bilirubin của bé bao nhiêu thì phải chiếu đèn? Phụ thuộc vào nồng độ Bilirubin vượt quá mức quy định theo: Số cân nặng, ngày tuổi và mức độ vàng da ở mỗi bé. Ngoài ra, dựa vào các yếu tố như nguy cơ nhiễm khuẩn, đẻ non hay các bệnh lý kèm theo.
Bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu thì hết?
Theo đó, còn phải phụ thuộc vào lượng Bilirubin trong máu của các bé để đánh giá. Các bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm Bilirubin máu từ 12 – 24h. Từ kết quả Bilirubin gián tiếp và toàn phần, bác sỹ sẽ xác định bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu thì hết.
Trẻ bị vàng da chiếu đèn bao lâu thì khỏi còn phải phụ thuộc vào hiện tượng vàng da lâm sàng và kết quả xét nghiệm Bilirubin máu. Nếu các chỉ số bình thường thì bác sỹ sẽ ngừng chỉ định chiếu đèn.
Đối với trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh nặng. Chiếu đèn mà Bilirubin vân tăng cao thì có thể sẽ được chỉ định truyền thay máu cho bé.
Chiếu đèn vàng da có tác dụng phụ gì với trẻ?
Ngoài vấn đề bệnh vàng da trẻ sơ sinh bao lâu thì hết thì vấn đề chiếu đèn có tác dụng phụ gì với trẻ không… cũng là điều các bậc phụ huynh lo ngại.
Tuy chiếu đèn trị vàng da là phương pháp bổ biến và rất hiệu quả. Nhưng nó vẫn có những tác dụng phụ của việc chiếu đèn. Các bác sỹ và cha mẹ cần lưu ý để phát hiện.
Rối loạn thân nhiệt
Như đã chia sẻ ở trên, chiếu đèn dùng ánh sáng xanh chiếu trực tiếp lên da của trẻ. Nên có thể gây tác dụng phụ như: rối loạn thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể có thể tăng hoặc giảm so với bình thường. Một tác dụng phụ nữ khi chiếu đèn là trẻ có thể bị tăng kích thích, đi ngoài phân lỏng hơn.
Ảnh hưởng đến mắt
Chiếu đèn sử dụng nước sóng từ 400-500nm, cực điểm là 450-460nm, có thể khiến da của bé bị mẩm đỏ hoặc hiện tượng trẻ da đồng. Thậm chí, làm tổn hại đến mắt. Vì thế, trong khi chiếu đèn cho trẻ bị vàng da, các bác sỹ thường phải băng mắt của trẻ lại.
Ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục
Nếu phải chiếu đèn trong thời gian dài, các ánh sáng xanh có thể khiến bộ phận sinh dục bị teo tinh hoàn. Vì thế khi chiếu đèn, bác sỹ sẽ dùng bỉm hoặc tã để mặc cho bé trong suốt quá trình chiếu đèn vàng da.
Gây mất nước ở trẻ
Mất nước cũng là một trong những tác dụng phụ bé gặp phải khi chiếu đèn vàng da. Với hiện tượng này, bác sỹ sẽ tư vấn cho mẹ điều chỉnh chế độ ăn của bé. Trường hợp mất nước nặng sẽ được chỉ định truyền dịch bù nước.
Gây bỏng da
Chiếu đèn vàng da ở trẻ trong thời gian dài với bước sóng cao. Có thể khiến da của trẻ bị bỏng, vì làn da của bé sơ sinh rất non nớt. Vì thế, các bác sỹ luôn cần phải đảm bảo khoảng cách chiếu đèn an toàn. Thông thường từ 30 – 50cm. Ngoài khoảng cách, thời gian chiếu đèn cũng phải chính xác.
Trên đây là những giải đáp tất cả thắc mắc về vấn đề trẻ sơ sinh vàng da bao lâu thì hết? Cũng như việc chiếu đèn vàng da có những tác dụng và ảnh hưởng gì? Bài viết mang tính chất tham khảo và bậc phụ huynh nên hỏi bác sỹ khi cần thiết!